Tường nhà sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện những tình trạng sơn bị loang lổ, tường bị bong tróc sơn, xuất hiện nấm mốc gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ không gian. Chính vì vậy nhiều gia đình đã chọn lựa cách xử lý tường cũ sau một thời gian dài sử dụng để mang đến không gian sống đẹp hơn
Tường nhà sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện những tình trạng sơn bị loang lổ, tường bị bong tróc sơn, xuất hiện nấm mốc gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ không gian. Chính vì vậy nhiều gia đình đã chọn lựa cách xử lý tường cũ sau một thời gian dài sử dụng để mang đến không gian sống đẹp hơn. Tuy nhiên trong quá trình xử lý tường cũ thường gặp khá nhiều bất cập, hãy để sơn Kamura chia sẻ cho bạn chi tiết nhất về cách xử lý tường cũ trước khi sơn nhé. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Xử lý chống thấm
Chống thấm là một trong những quy trình cần thiết trong nếu như bạn muốn có một bức tường có độ bền cao. Bởi nếu như tường nhà không được xử lý chống thấm thì sau khi sơn thì nước sẽ phá hủy màng sơn mới gây ra tình trạng nấm mốc gây ra những mảng ố, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bức tường cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. Do đó để đảm bảo tường nhà có độ bền cần phải xử lý chống thấm thuận. Trong trường hợp tiếp giáp giữa 2 nhà và bạn không thể chống thấm thuận được thì có thể áp dụng các biện pháp chống thấm ngược. Để đảm bảo nước trong tường bay hơi hết tránh tình trạng tường nhà vẫn ngấm nước thì nên tiến hành sơn sau khi đã thực hiện thao tác chống thấm từ 2-3 tuần.
2. Tiến hành cạo bong tróc.
Nếu tường xuất hiện những mảng bong tróc thì việc đầu tiên phải dùng vật liệu chuyên dụng để cạo sạch những chân bị bong tróc kia đi để khi sơn mới lại sẽ có khả năng bám dính tốt nhất nhé. Đây cũng là một trong những quy trình trong việc xử lý tường trước khi sơn để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Tiến hành bả vá
Khu vực tường bị bong tróc sau khi đã được cạo sạch thì sử dụng bột bả để trét làm phẳng bề mặt, đặc biệt cần phải kiểm tra trên bề mặt tường nếu xuất hiện những vết xước hoặc lõm sâu thì cũng nên sử dụng bột bả để làm phẳng bề mặt. Để có bề mặt tường đẹp nếu tường xuất hiện những vết lõm sâu cần sử dụng bột bả 2 lớp mỏng sẽ có bề mặt tường đẹp nhất.
4. Xả nhám
Tường nhà sau khi tiến hành việc xử lý tường trước khi sơn bằng các bả vả thì tiếp theo cần đợi cho chỗ bả vả thật khô ta mới tiến hành xả nhám để làm nhẵn. Bạn lưu ý không dùng giấy nhám có số nhỏ quá nhé. Số càng nhỏ thì giấy càng thô nếu giáp sẽ bị xước sâu. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng giấy nhám có chỉ số từ 120 – 180 là được.
Để đảm bảo chất lượng sơn đạt hiệu quả tốt nhất cần chà toàn bộ bề mặt sơn, đặc biệt nếu lớp sơn cũ của tường nhà là sơn bóng thì cần chà thật kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt.
5.Vệ sinh lại tường trước khi sơn
Để có được bức tường mới ngoài những cách xử lý tường trước khi sơn vừa được thực hiện phía trên thì thợ cần thực hiện thêm một việc rất quan trọng nữa.Đó là quét sạch bụi do quá trình chà nhám cũng như là bẩn bám trên tường. Nếu không quét sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi chứ không phải là bám vào tường. Tuổi thọ sơn chắc chắn là sẽ không thể cao được.
Hy vọng thông qua những thông tin chi tiết về cách xử lý tường cũ trước khi sơn của hãng sơn Kamura sẽ giúp ích cho gia đình bạn đang có ý định cải tạo tường nhà . Mọi thông tin về tư vấn chọn màu sắc/ phối màu/ công trình/ giá thành sản phẩm quý khách hàng có thể liên hệ với với chúng tôi qua Hotline: 0966 034 999 để được hỗ trợ hoàn toàn MIỄN PHÍ